Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017
0 nhận xét

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN DẦU CHO BỀ MẶT SẮT THÉP VÀ KIM LOẠI

CÁCH THI CÔNG SƠN DẦU TRÊN BỀ MẶT KIM LOẠI VÀ GỖ HIỆU QUẢ NHẤT

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn; trong đó mỗi loại sơn lại có một đặc trưng và mục đích sử dụng riêng. Với các vật liệu bằng sắt thép kim loại thì việc sử dụng sơn dầu được coi là sự lựa chọn tối ưu để bảo vệ bề mặt các sản phẩm này; nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay khiến cho kim loại bị ăn mòn ngày càng nhiều. Tuy nhiên cũng như các loại sơn khác; sơn dầu cũng có những ưu và nhược điểm của mình nên điều quan trọng là bạn phải hiểu được các sử dụng cũng như quy trình thi công như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây của công ty Hợp Thành Phát sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về sơn dầu nhằm giúp bạn có được ngôi nhà đẹp như mơ ước.

Sơn dầu là gì?
sơn một thành phần gốc dầu Alkyd được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại với độ bóng cao; khô tự nhiên; dễ sử dụng; màu sắc đa dạng.

Công dụng của sơn dầu
Được sử dụng nhằm bảo vệ bề mặt và trang trí cho các sản phẩm được sản xuất từ kim loại hoặc gỗ với độ phủ và độ bền màu cao. Đặc tính nổi trội của sơn dầu là có độ bám dính tốt; khả năng chống thấm nước; kháng vi khuẩn cũng như nấm mốc cho các vật dụng bằng kim loại; gỗ.

Đây được coi là loại sơn có độ bóng cao mà khó có loại sơn nào sánh bằng; dễ dàng lau chùi vệ sinh khi bị dính bẩn và hạn chế tối đa tình trạng trầy xước mỗi khi bị va đập.

Với gỗ tự nhiên; để giữ được vẻ đẹp vốn có của nó thì bạn nên sử dụng loại sơn dầu bóng trong suốt không màu để sơn.

Với sắt thép kim loại; việc sử dụng sơn dầu có khả năng chống bong tróc; rỉ sét cho sản phẩm.

Điều kiện chung
Bảo đảm bề mặt sản phẩm cần sơn phải khô và sạch trước khi sơn phủ lớp sơn dầu.
Nhiệt độ môi trường: 20 – 400C.
Độ ẩm tương đối nhỏ hơn 75%.
Dung môi pha sơn thích hợp với từng hãng sơn dầu.

** Thi công sơn dầu cho sắt thép và kim loại
Bước 1: Chà nhám; làm sạch bề mặt
Sử dụng giấy nhám để làm sạch bề mặt sản phẩm nhất là đối với những bề mặt kim loại bị rỉ sét hoặc bong sơn; loại bỏ càng nhiều lớp rỉ sét và lớp sơn bên ngoài càng tốt. Sau đó rửa sạch lại bề mặt kim loại để loại bỏ bụi bẩn hay dầu mỡ còn dính lại.Để tránh làm dơ khu vực xung quanh bạn có thể trải tấm lót bằng giấy hoặc vải bên dưới.

Bước 2: Tiến hành sơn lót
Sau khi bề mặt kim loại khô; bạn tiến hành sơn lớp sơn lót lên sản phẩm; lớp sơn lót này có tác dụng gia tăng tuổi thọ của lớp sơn dầu cũng như làm giảm quá trình kim loại bị rỉ sét bào mòn nhanh chóng dưới tác động của môi trường.

Bước 3: Tiến hành sơn dầu
Sau khi lớp sơn lót khô; bạn có thể sử dụng súng phun để sơn lớp sơn dầu lên toàn bộ bề mặt sản phẩm; bạn có thể chọn màu sơn dầu theo ý thích của mình.
Nếu bạn thấy cần có thể sơn thêm lớp sơn dầu thứ 2 lên bề mặt kim loại nhưng vì trước đó bạn đã sơn lớp lót nên việc bảo vệ sản phẩm đã rất tốt bên cạnh đó hầu hết các loại sơn dầu phổ biến hiện nay chất lượng cũng rất đảm bảo nên chỉ cần sơn một lớp như hướng dẫn bạn vẫn có sản phẩm với độ bền cao như mong đợi.

**Thi công sơn dầu cho bề mặt gỗ
Bước 1: Làm sạch bề mặt; trám bả
Sử dụng giấy ráp thô (hạt to) để loại bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt gỗ; nếu lớp sơn quá dày có thể dùng dao để tách lớp ra.
Dùng bột bả gỗ để trám những vết nứt và lỗ hổng xuất hiện trên bề mặt gỗ.
Dùng giấy ráp mịn hơn để đánh bóng gỗ và loại bỏ những bụi bẩn còn sót lại.
Lau chùi các phần của gỗ cho sạch sẽ. Việc lau chùi sẽ được thực hiện sau khi bột bả khô vì bột dễ bị rửa trôi khi chưa khô hẳn. Sau khi lau chùi bề mặt gỗ nên để một thời gian cho mặt gỗ khô hoàn toàn.

Bước 2: Sơn dầu lên bề mặt gỗ
Trước khi tiến hành sơn, sơn dầu; bạn nên sơn 1 – 2 lớp sơn lót lên bề mặt gỗ để tăng tuổi thọ cũng như khả năng bảo vệ của sơn. Thời gian tối thiểu giãn cách giữa hai lớp là 12h.
Sau 24h; khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn; bạn có thể sơn 2 lớp sơn dầu lên bề mặt gỗ; màu sắc sơn bạn có thể lựa chọn tùy theo ý thích của mình. Thời gian sơn cách giữa 2 lớp tối thiểu vẫn là 12h.
Để tạo độ bóng cũng như để giữ cho lớp sơn được bền màu với thời gian bạn nên sơn thêm một lớp sơn bóng bên ngoài. Như vậy là bạn đã hoàn thành việc sơn dầu cho bề mặt gỗ rồi đó. Để khô khoảng 48h là bạn có thể sử dụng sản phẩm của mình rồi đó.

Lưu ý:
Khuấy đều sơn lót và sơn dầu trước khi thi công.
Không sơn quá dày sẽ làm bề mặt sơn lâu khô cũng như làm giảm khả năng bảo vệ của màng sơn.
Nên sơn trong điều kiện thời tiết khô ráo; nếu trong mùa mưa thì nơi thi công phải có mái che khô thoáng.
Nên sử dụng chất pha loãng của hãng sơn dầu mà bạn sử dụng vì xăng; dầu hỏa mua trên thị trường có thể lẫn tạp chất khác làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ; khả năng bảo vệ cũng như tuổi thọ của sơn.
Muốn phát huy được tối đa công dụng và độ bền của sơn dầu thì tốt nhất bạn nên chọn hệ thống sơn đồng bộ theo đúng như khuyến nghị của nhà sản xuất đưa ra. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn lựa chọn được loại sơn dầu phù hợp với yêu cầu của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm bất kì thông tin nào; hãy liên hệ ngay với Sieuthison của chúng tôi để được tư vấn nhanh và tốt nhất nhé

Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết và cần sự tư vấn. Vui lòng liên hệ với :
NGUYỄN THỊ THU THẢO
Di động: 0918.681.621 
H
otline: 19006716  (máy lẻ 202)
Skype: thao_sieuthison.ntt
Email: 
ssp02@sieuthison.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer
Top