TÌM HIỂU CÁC LỖI THƯỜNG GẶP PHẢI KHI THI CÔNG SƠN PU GỖ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CHÚNG
Liên hệ 091.868.1630 – Ms. Thu Hiền để được tư vấn và báo giá tốt nhất
Trong quá trình
phun sơn PU không thể tránh khỏi việc mắc phải những lỗi kỹ thuật, bài viết
này chúng tôi muốn nêu lên những lỗi thường
gặp trong quá trình phun sơn PU và đưa ra cho các bạn cách khắc phục hiệu quả
khi gặp phải một số lỗi kỹ thuật khi phun sơn PU.
1.
Màng sơn gỗ bị da cam
Đây là hiện tượng khi bề mặt sản phẩm sau khi sơn xong xuất hiện nhiều vết nhăn, xù xì.
Nguyên
nhân:
Sơn không đều tay khiến bề mặt sơn nới dày, nơi mỏng,
xuất hiện hiện tượng màng sơn bị nhăn tại những nơi sơn dày.
Pha sơn quá đặc.
Khi sơn với lượng sơn nhiều nhưng gió ít.
Cách
khắc phục:
Khi sơn nên cố gắng sơn đều tay, điều chỉnh súng phun
để có lớp màng sơn PU mỏng, dàn đều.
Pha lại độ nhớt theo tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra.
Kiểm tra và điều chỉnh súng phun sao cho hợp lý.
2.
Màng sơn gỗ bị bong tróc
Đây là hiện tượng màng
sơn bị khô, xuất hiện hiện tượng bong tróc trên bề mặt sản phẩm
Nguyên
nhân:
Quá trình vệ sinh bề mặt không tốt, còn dầu mỡ, nước,
bám bụ hoặc lớp sơn cũ không được làm sạch.
Bản thân gỗ có nhiều dầu.
Pha chất đóng rắn nhiều so với tiêu chuẩn.
Sử dụng không đúng dung môi của sơn, sử dụng sơn của
nhiều nhà cung cấp.
Giữa các lớp lót không xả nhám kỹ.
Pha sơn để thời gian lâu mới sơn lên sản phẩm.
Sử dụng hệ màu pha không phù hợp với sơn.
Cách
khắc phục:
Cần xử lý bề mặt sản phẩm thật kỹ trước khi sơn.
Sử dụng chất chống tươm dầu đối với những loại gỗ bản thân
chứa nhiều dầu (như gỗ thông), hoặc dùng dung môi rửa sạch.
Pha đúng với tỷ lệ của của nhà cung cấp.
Cần phải sử dụng đúng hệ dung môi và dùng sơn của một
nhà cung cấp.
Trước khi sơn cần xả nhám thật kỹ giữa các lớp lót.
Sau khi pha sơn phải sơn liền, không nên để quá 6 tiếng.
Sử dụng màu và sơn cùng hệ tương thích.
3.
Màng sơn gỗ bị ướt và chảy
Màng sơn sau khi sơn thì không khô được, bị ướt và chảy
trên bề mặt sản phẩm
Nguyên
nhân:
Lượng chất đóng rắn ít khi phun sơn PU.
Sử dụng chất đóng rắn đã hết hạn hoặc không đảm bảo chất
lượng.
Lượng sơn phun trên bề mặt quá dày nên khó khô.
Pha sơn loãng.
Để súng phun quá gần với sản phẩm được sơn.
Cách
khắc phục:
Pha chất đóng rắn theo đúng tỷ lệ của nhà cung cấp.
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua hoặc đưa vào sử dụng,
cũng như cần phải bảo quản đúng cách.
Khi sơn cần chú ý để phun sơn sao cho có độ dày thích
hợp.
Pha sơn theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp và kiểm tra độ nhớt
trước khi sơn.
Khi phun sơn PU nên để súng phun sơn cách so với bề mặt
sản phẩm khoảng 20 – 25cm.
4.
Màng sơn gỗ bị mốc
Sau khi sơn bề mặt sản phẩm bị vẩn đục hoặc có màu trắng
sữa.
Nguyên
nhân:
Không khí xung quanh quá ẩm, hơi nước thấm vào màng
sơn làm cho bề mặt sản phẩm bị vẩn đục.
Lượng dung môi pha loãng, dẫn đến bay hơi quá nhanh.
Trong khí nén có chứa hơi nước vì chưa được lọc bỏ.
Cách
khắc phục:
Cần phải tìm những nơi có không gian thoáng đãng, đủ
ánh sáng và nhiệt độ. Nếu môi trường quá ẩm thấp, dưới 20 độ C cần thêm chất chống
mốc.
Cần cân bằng để pha lượng dung môi cho phù hợp với nhiệt
độ thời tiết.
Không khí nén cần phải qua bộ lọc để loại bỏ nước và dầu.
5.
Màng gỗ sơn nổi bọt
Đây là hiện tượng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti trên bề
mặt màng sơn
Nguyên
nhân:
Trong sơn có chứa các bong bóng khí.
Lượng chất đóng rắn nhiều.
Phun chồng lên nhau, lớp dưới chưa khô đã phun lớp tiếp
theo.
Các ghim sâu trên bề mặt gỗ, không sử dụng bã mà phun
sơn quá dày.
Cách
khắc phục:
Sau khi khuấy sơn để cho tan bọt rồi mới sử dụng.
Pha theo đúng tỷ lệ của nhà cung cấp.
Khi sơn cần phải chờ cho lớp sơn khô xong mới sơn tiếp
lớp sau, đối với lớp sơn phủ thì nên phủ với độ dày khoảng 40 – 50cm.
Đối với những bề mặt gỗ bị ghim sâu như vậy thì nên bã
để lấp ghim, sau đó mới sơn lót.
6.
Màng sơn gỗ bị nứt chân chim
Hiện tượng này khá phổ biến, xuất hiện những vết nứt
chân chim trên bề mặt sản phẩm
Nguyên
nhân:
Lớp lót hoặc lớp bã chưa khô, lớp sơn lót dày và sau
khi sơn phủ sẽ dễ bị nứt chân chim.
Sử dụng dung môi khác hệ hoặc nhiều nhà cung cấp khác
nhau.
Gỗ chưa kịp hồi ẩm đã tiến hành phun sơn.
Sơn lót và sơn phủ khác hệ.
Cách
khắc phục:
Khi sơn không nên sơn quá dày, nên để cho bề mặt khô hẳn
rồi mới sơn lớp kế tiếp.
Nên sử dụng dung môi cùng hệ và cùng nhà sản xuất.
Cần phải để gỗ có một thời gian nhất định để hồi ẩm, độ
ẩm gỗ ổn định khoảng 12 – 14%.
Cần dùng sơn lót và sơn phủ cùng một hệ với nhau, hoặc
dùng loại sơn lót 2 TP, phủ 1 TP.
7.
Màng sơn gỗ bị loang màu
Màng
sơn sau khi phun sơn PU bị loang màu khắp bề mặt
Nguyên
nhân:
Phun lớp sơn phủ lên bề mặt khi lớp sơn màu chưa kịp
khô.
Khi sơn trong khí nén có nhiều chất dầu mỡ, hoặc nước
chưa được lọc sạch.
Cách
khắc phục:
Để cho lớp sơn màu khô hẳn hãy thực hiện tiếp lớp sơn
phủ, không nên sơn quá nhiều lớp.
Khí nén cần phải được lọc sạch, loại bỏ hết chất dầu,
nước của máy nén hơi.
Trên đây là một
số lỗi kỹ thuật trong quá trình phun sơn PU và cách khắc phục đơn giản.
Hy vọng những kiến thức này của Hợp Thành Phát sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống và công việc.
Quý khách muốn biết thêm
thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BÙI THỊ THU
HIỀN
Nhân viên
Kinh doanh
Di động: 091 868 1630
Hotline:
19006716 (máy lẻ 209)
Sky:
thuhien@sieuthison.vn
Email:
thuhien@sieuthison.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP THÀNH PHÁT
Địa chỉ: 82 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân
Bình, Tp Hồ Chí Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét